Đài BBC (Anh) có bộ phim tài liệu "Bảy năm cuộc đời" nằm trong top ''10 phim tài liệu đáng xem nhất thế giới''. Nhân vật trong bộ phim đều là những đứa trẻ sinh sau thập niên 90,ẹthấtvọngđểconhạnhphúsửa tủ lạnh hitachi đến từ 19 gia đình thuộc các tầng lớp và chủng tộc khác nhau. Có một số gia đình tri thức cao, có gia đình bố mẹ đơn thân, cũng có gia đình nghèo khó. Cứ 7 năm một lần họ đến ghi hình, quan sát quỹ đạo phát triển của trẻ.
Vì xuất phát điểm và nhận thức khác nhau nên mỗi gia đình có một phong cách riêng, khiến quỹ đạo phát triển của trẻ cũng có những cột mốc riêng. Dù vậy, những gia đình này lại có điểm chung là cha mẹ phải trải qua ba lần thất vọng trong những năm phát triển của con để có được những đứa trẻ hạnh phúc.
Thất vọng đầu tiên: Con cái sẽ đi ngược lại mong đợi của bố mẹ
Cha mẹ nào cũng tưởng tượng ra tương lai của con mình, nhưng ít khi trùng hợp với ước mơ của trẻ.
Trong phim, Oliver là đứa trẻ thuộc thế hệ thứ hai của một gia đình giàu có nhưng cậu bé không coi trọng sự sắp đặt của cha mẹ. Người cha là luật sư, mẹ là giám đốc một công ty thực phẩm danh giá. Cả gia đình họ sống trong một biệt thự giữa trung tâm London.
Cha mẹ Oliver luôn kỳ vọng con trai sẽ trở thành tầng lớp thượng lưu trong xã hội, ví như trở thành tài phiệt phố Wall hoặc luật sư nổi tiếng. Nhưng ước mơ của cậu bé này là trở thành một nhà phát minh hoặc nghệ sĩ. Trong quan điểm của cậu "cuộc đời chỉ lo kiếm tiền rất nhàm chán".
Sanchez có cha mẹ đã ly hôn và xuất thân nghèo khó. Cha là giáo viên dạy khiêu vũ nên Sanchez được học từ nhỏ. Mặc dù có lợi thế về vũ đạo, nhưng cậu bé lại rất thích bóng đá. Ước mơ tương lai cũng liên quan đến môn thể thao vua.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh Donald Woods Winnicott nêu khái niệm về "Người mẹ đủ tốt" là có thể đặt kỳ vọng nhưng phải tôn trọng trẻ, quyền kiểm soát và quyết định cuối cùng phải nằm trong tay trẻ.
Tình yêu bố mẹ dành cho con thường kèm theo kỳ vọng, nhưng tình yêu đích thực cần học thêm cách chấp nhận sự thất vọng. Trong cuộc đời mỗi đứa trẻ, chúng mới là người duy nhất gánh chịu hậu quả. Chỉ bằng cách cho con quyền ước mơ và can đảm khám phá thế giới, trẻ mới có thể trưởng thành và tiến xa.
Thất vọng thứ hai: Quyền lên tiếng của cha mẹ bị hạn chế
Khi trẻ lớn lên, cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp giáo dục như khi chúng còn nhỏ. Trong khi đó, trẻ bước vào tuổi thiếu niên bắt đầu tự nhận thức, từ cách ăn mặc cho đến kết giao bạn bè. Chúng sẽ có những suy nghĩ và yêu cầu riêng. Lúc này mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ không còn là sự vâng lời vô điều kiện nữa mà chuyển sang vâng lời có chọn lọc.
Những đứa trẻ vẫn giữ được mối quan hệ tốt với cha mẹ khi người lớn tôn trọng mong muốn của chúng, làm bạn với chúng và đồng ý với những lựa chọn, quyết định của chúng. Còn khi cha mẹ và con cái ở phía đối địch, lời nói của họ sẽ trở nên vô tác dụng.
Trong phim của BBC, Stacey sống ở New Mills từng tuyên bố cô và mẹ là những người bạn tốt, có thể chia sẻ với nhau mọi thứ. Dù cô bé quyết định làm gì, người mẹ sẽ ủng hộ vô điều kiện. Khi gặp khó khăn và thất bại, mẹ luôn cho Stacey sự động viên và tiếp thêm sức mạnh bằng tình yêu thương.
Dù vậy, cả hai vẫn nảy sinh mâu thuẫn liên quan đến những vấn đề nhỏ nhặt như thời gian ra ngoài và phong cách ăn mặc. Trước khi đi chơi, mẹ đều hỏi Stacey mấy giờ về nhà. Trong mắt cô con gái mới lớn, những hạn chế đó như một lời nguyền hủy hoại mối quan hệ mẹ con. "Tôi sẽ nói mốc thời gian nhưng chẳng mấy khi về đúng giờ", Stacey chia sẻ.
Taron ở Cornwall vốn là một cậu bé kỷ luật, hiểu được tầm quan trọng của việc học và lấy các trường đại học danh tiếng làm mục tiêu phấn đấu. Dù vậy, Taron vẫn nổi loạn khi bị mẹ ép ăn sandwich. Bị mẹ dọa "Con không ăn thì đổ đi", Taron lập tức vứt thức ăn trong đĩa vào thùng rác.
Khi trẻ lớn lên, quyền áp đặt quan điểm của cha mẹ dần biến mất. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng để ý tới việc này mà vẫn có thói quen kiểm soát cuộc sống của con. Những gì họ nhận lại chỉ là sự phản kháng và nổi loạn.
Khi đến giai đoạn này, cha mẹ không nên hoảng sợ hay thấy mất mát mà nên bình tĩnh đứng về phía con. Nên cho trẻ sự ủng hộ mạnh mẽ nhất, đó mới chính là cách giáo dục tốt nhất.
Thất vọng thứ ba: Con có thể chỉ là người bình thường
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao, ngay từ nhỏ Owen, một nhân vật trong phim tài liệu "Bảy năm cuộc đời" đã bộc lộ năng khiếu thể thao, thành tạo hầu hết các môn như bơi lội, bóng đá, tennis. Cha mẹ đã dồn hết tài lực để nuôi dạy cậu trở thành một vận động viên. Năm 12 tuổi, Owen đã trở thành nhà vô địch bơi lội trẻ em của Anh.
Nhưng càng lớn tuổi, chàng trai này lại càng đuối sức. Năm 21 tuổi Owen bị tụt hạng trong đội bơi lội ưu tú. Dù tập luyện chăm chỉ nhưng anh vẫn không thể cạnh tranh với đồng đội và sau này đã bỏ cuộc trong sự tiếc nuối. Dù không giấu được thất vọng, nhưng thay vì chỉ trích, bố mẹ Owen vẫn chọn cách động viên con. Kết thúc sự nghiệp thể thao, chàng trai chọn làm việc trong một ngân hàng.
Câu chuyện của Owen khẳng định một chân lý, không có cha mẹ nào có thể đóng khung con cái trong những kỳ vọng của riêng mình, ngay cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu.
Oliver là nhân vật trong bộ phim tài liệu "Bảy năm cuộc đời". Anh được lên kế hoạch đi theo con đường mà bố mẹ đã định sẵn. Mẫu giáo sẽ học trường tư thục hàng đầu, đến ngôi trường Eton College, rồi Đại học Yale và đi làm trong các doanh nghiệp nổi tiếng.
Trong mắt người khác, Oliver được ngưỡng mộ thậm chí bị ghen tị khi học giỏi, gia đình giàu có, lại kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên chàng trai này làm gì cũng không thấy hạnh phúc. Cuối cùng anh đã bỏ việc ở một công ty nổi tiếng và quay lại trường học để lấy bằng tiến sĩ vào năm 26 tuổi.
Khi bắt đầu lại việc học, Oliver cuối cùng cũng tìm thấy con người thật của mình khi có thêm một ước mơ là trở thành nhà văn. Anh cũng gặp người con gái mình thích, cùng nhau nấu ăn, đi dạo, đọc sách. Đây là cuộc sống mà Oliver thực sự mong muốn.
Trong cuộc sống, không ai không mong muốn trở thành "ông nọ, bà kia" nhưng thực tế 90% mọi người cuối cùng sẽ chỉ là người bình thường. Là cha mẹ, nhiệm vụ không phải đào tạo con mình trở thành những người vĩ đại như bản thân họ mong muốn mà tạo điều kiện để trẻ có thể nhìn thấy thực tế cũng như chấp nhận những điều bình thường để chúng sống tốt nhất trong thế giới của riêng mình.
Không cha mẹ nào có thể bảo vệ con cái suốt đời. Nhưng trong giáo dục hàng ngày, cha mẹ có thể biến thất vọng thành hy vọng, khích lệ, sát cánh cùng trẻ và cùng nhau đối mặt với những rủi ro khi chúng trưởng thành.
Trang Vy (Theo sina)